Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Căn bệnh viêm khớp và Thoái hóa khớp

Căn bệnh viêm khớp và Thoái hóa khớp (arthritis) có hai loại, osteoarthritis (OA) và rheumatoid arthritis (RA). Dù do nguyên nhân khác nhau, cả hai đều gây đau đớn, khó khăn trong cử động tại các khớp xương bị viêm, làm giảm chất lượng sống của người bị bệnh. Osteoarthritis (OA), còn gọi là degenerative joint disease (DJD) hay chứng thoái hóa khớp xương, là loại viêm khớp xương thông thường nhất. OA xảy ra khi lớp sụn (cartilage) bọc đầu xương bị mòn qua thời gian.
Khớp xương bình thường (normal joint), khớp xương bị viêm (osteoarthritis)
OA có thể xuất hiện tại bất cứ khớp xương nào trong cơ thể, nhưng thường thấy ở các khớp xương bàn tay, hông, đầu gối và cột sống. Trừ khi bị chấn thương, OA hiếm khi xuất hiện taị quai hàm, vai, khuỷu tay, cổ tay hoặc cổ chân. OA thường xuất hiện tại một khớp xương, đôi khi cũng xuất hiện tại nhiều khớp xương như các khớp xương ngón tay.
Chứng bệnh này diễn
biến từ từ, mỗi ngày một nặngvà y học ngày nay chưa có cách chữa trị dứt bệnh, chỉ có cách làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn sự phát triển của bệnh giúp bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống tốt hơn.



 bệnh viêm khớp



I. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh:
Các triệu chứng xuất hiện từ từ, mỗi ngày một nặng, và bao gồm:
Đau tại khớp xương trong khi cử động hoặc sau khi cử động
Đau taị khớp xương khi sờ nắn
Khớp xương “đông cứng” (stiff), nhất là khi thức giấc vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không cử động
Giảm bớt sự chuyển dịch của khớp xương, khó co duỗi.
Đôi khi, khớp xương sưng tấy.
II. Nguyên nhân
OA xuất hiện khi sụn bọc đầu xương bị bào mòn qua thời gian. Mặt sụn thường nhẵn (bớt sự ma sát) khi thoái hóa sẽ trở nên nhám, tạo ra sự ma sát khi cử động. Khi lớp sụn này mỏng dần và mất hẳn, hai đầu xương cọ vào nhau khi cử động, tạo ra sự đau đớn, khó chịu tại khớp xương.
Tại sao sụn bị bào mòn với thời gian thì ta chưa có câu trả lời. Các chuyên gia phỏng đoán rằng việc bào mòn lớp sụn bọc đầu xương là do nhiều yếu tố kể cả chứng mập phì (xương phải chịu một sức nặng hơn mức bình thường nên hao mòn nhanh hơn), tuổi tác, bị chấn thương tại khớp xương, di truyền tính và cả khi cơ yếu (sức).
III. Biến chứng:
OA là chứng thoái hóa của khớp xương, sẽ diễn tiến qua thời gian. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ chịu tàn tật. Khớp xương đau và đông cứng khiến các cử động trong sinh hoạt hàng ngày trở nên bất khả. Một số bệnh nhân không thể làm việc được nữa. Khi khớp xương đau đến mức độ này, Bác Sĩ thường tìm cách thay khớp, dù khớp nhân tạo không phục hồi các cử động hoàn toàn nhưng bệnh nhân sẽ không còn đau đớn khi cử động, di chuyển. Với những bệnh nhân không thể chịu một cuộc giải phẫu, sẽ cần dùng thuốc men và các dụng cụ trợ giúp việc sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như vật dụng để mở hộp, để “nắm”… khi các khớp xương tại bàn tay đã bị đông cứng.
IV. Tự luyện cách đối phó với bệnh tật:
Thuốc men và các cách trị liệu để giảm đau và để duy trì phần nào chức năng của khớp xương hư nhưng tinh thần người bệnh giữ phần quan trọng không kém trong việc đối phó với bệnh tật. Một cái nhìn khách quan tươi sáng về đời sống sẽ giúp ta chịu đựng sự đau đớn, và chấp nhận sự giới hạn của mình dễ dàng hơn khi bị bệnh tật.
Những người chấp nhận bệnh tật và có cái nhìn tươi sáng về đời sống duy trì sinh hoạt hàng ngày dễ dàng hơn so với những người bi quan yếm thế.
Nên tập luyện những cách giúp tâm thần thơ thới nhẹ nhàng như thôi miên, điều khiển tư tưởng và ảo giác để cảm nhận những hình ảnh đẹp (“guided imagery” hay “ngồi Thiền”?), cách thở sâu và cách “dưỡng cơ” (muscle relaxation).
Biết mức giới hạn của mình. Nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Viêm khớp sẽ đưa đến việc dễ mệt mỏi và mất sức, làm việc khi mệt mỏi sẽ hao tổn sức lực nhiều hơn so với khi khỏe mạnh.
Các Phương Pháp Y Học Cổ Truyền được ưa chuộng
Gừng: Người ta tin rằng gừng có công hiệu giảm đau. Những cuộc khảo nghiệm dùng gừng để chữa đau đã cho thấy rằng gừng không hiệu nghiệm. Phản ứng phụ bao gồm ăn khó tiêu và tiêu chảy; ngoài ra gừng có thể tương tác với loại thuốc dùng làm loãng máu như warfarin (Coumadin®). Cần thảo luận với bác sĩ của mình khi ta đang uống Coumadin® và muốn dùng thêm gừng.
Châm cứu: Những người hành nghề châm cứu tin rằng kim châm vào huyệt đạo sẽ đưa năng lượng của cơ thể đến nơi đau đớn và giảm đau. Những cuộc khảo nghiệm dùng châm cứu để chữa OA không đem lại hiệu quả rõ rệt nào ngoài việc giảm đau tạm thời (temporary relief of pain): Các khớp xương qua hình quang tuyến không có dấu hiệu thay đổi sau khi châm cứu. Biến chứng có thể bao gồm nhiễm trùng, bầm tím nơi da bị châm kim.

Kết quả của các cuộc thử nghiệm về hai chất này chưa có kết luận, phần lớn cho thấy là việc dùng 2 dược chất này không có kết quả. Không nên dùng glucosamine nếu dị ứng với các loại hải sản có vỏ (shellfish) như tôm cua. Chondroitin sulfate có thể tương tác với warfarin, cần thảo luận với bác sĩ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét